Trong các loại niềng răng thẩm mỹ hiện nay, niềng răng mắc cài là lựa chọn phổ biến trong nha khoa hiện nay khi điều trị lệch lạc răng miệng, phục hình thẩm mỹ cho răng. Niềng răng sử dụng giải pháp mắc cài cho hiệu quả cao, đồng thời cũng tiết kiệm về mặt chi phí so với niềng răng không mắc cài. Chính vì vậy nhiều người quan tâm đến việc mắc cài khi niềng răng có dễ bị bung sút không.
Niềng răng mắc cài là kỹ thuật sử dụng nhiều vật liệu khác nhau như vàng, bạc, thép không gỉ, sứ… gắn lên răng bằng những dây cung siêu đàn hồi để tạo tác động lực lên răng, ép răng di chuyển từ từ vào vị trí mong muốn. Hiện tượng bung mắc cài khi niềng răng là một số rủi ro thường gặp phải đối với niềng răng mắc cài, nhất là với các giải pháp niềng răng mắc cài truyền thống. Và mắc cài hoàn toàn có thể bung ra bởi tác động ngoại lực trong quá trình niềng răng, tay nghề bác sĩ chưa tốt, mắc cài quá lỏng hoặc quá chật dẫn đến bung sút.
Mặt khác, niềng răng là giải pháp này áp dụng đối với tất cả các trường hợp răng hô, răng vẩu, răng móm, răng thưa hay răng mọc chen. Các mắc cài này sẽ gắn lên răng trong một khoảng thời gian khá dài, từ 1 – 2 năm, với nhiều lần tái khám định kỳ thay mắc cài tại phòng nha. Vì vậy khả năng bung sút có thể xảy ra. Khi gặp những hiện tượng này, bạn nên biết nguyên nhân, cách xử lý thích hợp và nhanh chóng để bảo đảm niềng răng đạt kết quả.
Thứ nhất, dây cung có thể làm trầy niêm mạc miệng, nếu đẩy dây cung vào trong sao cho không còn cảm giác đau niêm mạc vẫn không thể khắc phục tình hình, bạn nên đến phòng nha để được thăm khám và chỉnh sửa độ chắc của dây cung vào răng.
Thứ hai, đuôi dây có thể bị trượt ra sau, đây là hiện tượng thường gặp khi răng đang di chuyển nhanh, ở giai đoạn đầu, đang đưa răng về vị trí thích hợp, tốc độ di chuyển đạt mức 0,2 – 0,5mm mỗi lần thay mắc cài, bạn chỉ cần đến phòng khám để cắt phần dư mắc cài.
Thứ ba, mắc cài bị lỏng, sút, nếu không quá ảnh hưởng đến sinh hoạt, bạn cứ giữ tình trạng như vậy và đợi đến lần tái khám kế tiếp để thay thế mắc cài.
Thứ tư, nếu mắc cài bị gãy hoặc mất, bạn đừng chần chừ mà hãy đến thay mới dây cung và mắc cài ngay lập tức để giữ được hiệu quả niềng răng, phát huy tác dụng của phác đồ điều trị của bác sĩ.
Thứ năm, trong trường hợp dây thun rơi ra ngoài, hiện tượng này cũng phổ biến ở giai đoạn duy trì của niềng răng, bạn cũng cần đến phòng khám để thay thế dây thun tách kẽ.
Hiện nay, mắc cài tự buộc trong niềng răng chính là bước phát triển mới có thể hạn chế tối đa tình trạng bung sút mắc cài. Đây cũng là biện pháp được áp dụng nhiều nhất trong vài năm trở lại đây, với bước cải tiến lớn từ mắc cài kim loại truyền thống, thiết kế có sự kết hợp của dây cung hiện đại được bổ sung thêm chốt đóng tự động. Đây là ưu điểm khác với thiết kế đơn điệu trước đây của mắc cài kim loại. Sự thay đổi này là mang lại cho mắc cài tự buộc khả năng bám giữ chắc chắn trên mặt răng, các nắp trượt tự động giảm ma sát tối đa cho răng, không gây đau nhức cho người dùng như phương pháp cũ, nhưng vẫn đảm bảo răng được nắn chỉnh về vị trí cân đối.
XEM THÊM:
Bạn có thể yên tâm các mắc cài không bị bung sút, thoải mái trong ăn uống và sinh hoạt, hơn thế tính thẩm mỹ trong thời gian niềng răng cũng được cải thiện đáng kể với mắc cài tự đóng kim loại và mắc cài tự đóng sứ.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét