Cao răng được hình thành từ các mảng bám thức ăn trên răng phối hợp với huyết thanh lắng đọng trên nước bọt. Có nhiều bệnh nhân thường băn khoăn lấy cao răng có tốt không và bao lâu nên lấy cao răng một lần? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết ngay dưới đây.
Nên cạo vôi răng khi có vôi bám nhiều xung quanh chân răng
1. Tác hại của cao răng là gì?
Trước khi nói về việc lấy cao răng có tốt không, bạn cần hiểu rõ cao răng là gì và những ảnh hưởng của cao răng tới sức khỏe răng miệng cũng như tính thẩm mỹ.
Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
Khi mảng bám cao răng tồn tại trong khoang miệng một thời gian dài nó sẽ phát sinh ra vi khuẩn và nó là nơi trú ẩn an toàn cho vi khuẩn. Mảng bám chứa vi khuẩn không chỉ gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm mà khi bám nhiều trên thân răng thường gây mất thẩm mỹ, tạo nên những đốm vàng nâu hoặc nâu đỏ trên thân răng.
Khi cao răng được làm sạch sẽ giúp cho khoang miệng có một môi trường sạch sẽ, không còn các vụn bẩn thức ăn, không còn các mảng bám vôi răng xấu xí. Hàm răng cũng trở nên sáng bóng hơn bởi lấy cao răng đồng thời với việc bạn đã làm sạch được một lớp màu bẩn do cao răng lâu ngày hình thành. Răng bạn sẽ đều màu hơn.
Ngoài ra, một hàm răng sạch sẽ còn giúp bạn khắc phục được tình trạng hôi miệng một cách đáng kể, giúp bạn tự tin trong khi giao tiếp.
Là nguyên nhân của nhiều bệnh lý răng miệng
- Bệnh viêm nướu, viêm nha chu: Vi khuẩn trong cao răng gây ra viêm nướu, phản ứng viêm sẽ làm tiêu xương ổ răng, tụt nướu, là dài thân răng (thực chất là chân răng ngày càng lộ ra khỏi nướu). Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy ê buốt khó chịu khi ăn uống, răng dễ lung lay, tiêu xương nhanh hơn. Biểu hiện của những căn bệnh này ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ nhàng sau đó về lâu dài sẽ là các cơn đau âm ỉ, hiện tượng chảy máu nướu, máu chân răng.
Nếu không được điều trị triệt để, viêm nướu có thể phát triển thành viêm nha chu, gây ảnh hưởng tới các tổ chức quanh răng, làm tiêu xương dẫn đến tình trạng lung lay răng. khi xương càng tiêu nhiều thì độ dài chân răng nằm trong xương càng ngắn lại dẫn đến răng lung lay và quá trình tiêu xương càng diễn ra nhanh hơn. Nếu không được điều trị thì nguy cơ bị mất răng là hoàn toàn có thể xảy ra.
Khi cao răng được làm sạch thì hiện tượng tiêu xương cũng được hạn chế tối đa và nướu bị tổn thương cũng dần được hồi phục.
- Bệnh niêm mạc miệng: Cao răng chính là nguyên nhân sâu xa gây viêm niêm mạc miệng, lở miệng. thậm chí nặng hơn là các bệnh vùng mũi, họng và các bệnh về máu và tim mạch.
Như vậy, cao răng chính là nguyên nhân gây nên hàng loạt các bệnh l
ý răng miệng nguy hiểm, tạo nguy cơ mất răng, do đó, lấy cao răng là cần thiết nhằm loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ bệnh lý răng miệng đó. Thực hiện làm sạch cao răng thường xuyên, nướu sẽ khỏe mạnh ôm sát lấy chân răng, không còn hiện tượng tụt nướu cũng như tiêu xương răng. Đây chính là câu trả lời lấy cao răng có tốt không cho bạn.
Có nên lấy cao răng không sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng thực tế của bạn. 6 tháng/lần chính là khoảng thời gian cần thiết để bạn đến trung tâm nha khoa để thăm khám và làm sạch cao răng.
2. Lấy cao răng có tốt không và có hại đến nướu không?
Trước kia lấy cao răng thường sử dụng khí cụ thủ công tác động trực tiếp vào chân răng để loại bỏ cao răng nên ít nhiều gây nên tình trạng đau nhức và chảy máu chân răng. Tuy nhiên, với công nghệ lấy cao răng bằng máy siêu âm Cavitron BP 8.0 hiện đại thì việc lấy cao răng trở nên đơn giản, nhẹ nhàng và hoàn toàn không hại đến răng miệng.
Thực tế nguyên tắc hoạt động của máy lấy cao răng là tạo ra sự dao động rung nhẹ để làm vỡ dần từng mảng cao răng. Động tác rung này truyền qua dụng cụ bằng kim loại đi vào miếng vôi và phá vỡ nó. Như vậy động tác lấy cao răng thực chất chỉ tác động trên vôi răng còn răng của chúng ta rất cứng chắc nên hoàn toàn không bị tác động, không chảy máu nướu răng hay ê buốt trong suốt quá trình lấy cao răng nên bạn có thể yên tâm.
Trong suốt quá trình lấy cao răng kéo dài khoảng 15-20 phút, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức mà chỉ thấy hơi tê tê một chút.
Dưới tác động của mũi siêu âm, các liên kết cứng chắc nhất giữa các thành phần này tại mọi vị trí trên răng đều bị phá vỡ hoàn toàn, đặc biệt là làm sạch cao răng nằm sâu dưới nướu – nguyên nhân chính gây bệnh về nướu răng.
Thao tác đánh bóng nhẹ nhàng sau đó lại giúp tăng cường độ trơn láng cho răng nên có thể hạn chế sự tái bám của vụn thức ăn và hợp chất vô cơ rất tốt.
Như vậy, thực hiện thăm khám và lấy cao răng định kỳ, bạn có thể hạn chế được đến 80% nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
Nếu còn bất cứ băn khoăn nào về việc lấy cao răng có tốt không, bạn vui lòng đăng ký tư vấn theo mẫu dưới đây để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét