Tủy răng là một bộ phận trong cấu trúc răng, giúp phần chân răng bám trụ vào hệ thống xương hàm, cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống chiếc răng giúp răng chắc khỏe. Bởi vậy, lấy tủy răng không phải là việc được bác sĩ khuyến khích, chỉ khi bệnh biến chứng nặng thì kỹ thuật này mới được chỉ định.
1. Những ai cần lấy tủy răng?
Không phải trường hợp viêm tủy răng nào cũng cần thực hiện lấy tủy răng. Khi bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định hàn trám răng thông thường hoặc cũng có thể khi tủy răng bị hoại tử gây chết tủy, có nguy cơ lây lan ra các tổ chức quanh răng thì việc nhổ răng có thể được chỉ định.
Chỉ khi bạn có những biểu hiện sau thì hãy quan tâm lấy tủy răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không và đi tìm địa chỉ nha khoa uy tín:
➢ Răng đau nhức ngay cả khi không bị kích thích.
➢ Cơn đau âm ỉ, kéo dài dẫn đến đau đầu hoặc đau thành từng cơn giật cấp theo nhịp tim đặc biệt khi về đêm.
➢ Có dấu hiệu xuất hiện bọc mủ dưới chân răng.
➢ Răng vỡ lớn gây lộ tủy bên trong.
2. Lấy tủy răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Cho đến nay, cũng chưa có một nghiên cứu nào khẳng định chính xác để trả lời cho câu hỏi “lấy tủy răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không”, chúng tôi chỉ đưa ra khuyến cáo: nếu không thật sự cần thiết thì cháu cũng không nên lấy tủy răng.
Vì khi lấy tủy cũng coi như nguồn mạch nuôi dưỡng răng không còn, răng như đã “chết”. Có thể mức chịu lực của các răng chết tủy ban đầu tốt, nhưng khả năng đó sẽ bị suy giảm sau một thời gian. Độ bền thường chỉ từ 2-3 năm sau đó răng sẽ rất giòn, dễ vỡ và để kéo dài tuổi thọ của răng sau lấy tủy, bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân nên tiến hành hàn trám hoặc bọc răng sứ.
Theo mô tả, cháu thường bị những cơn đau nhức răng nghiêm trọng về ban đêm thì rất có thể việc lấy tủy răng là trường hợp cần thiết. Nếu để lâu, tình trạng viêm tủy có thể nặng hơn, biến chứng sang các căn bệnh khác về răng miệng, và lúc đó, cháu có thể sẽ phải dùng đến phương pháp nhổ răng.
XEM THÊM:
3.Vì sao cần bọc răng sứ sau khi lấy tủy?
Lấy tủy răng là chỉ định điều trị bắt buộc đối với các bệnh nhân có răng hư hại nặng, cấu trúc răng bị tổn thương gây xâm lấn đến tủy, viêm tủy, chết tủy… Tuy nhiên, sau khi bị lấy đi nguồn nuôi dưỡng này, răng thường có xu hướng yếu đi. Theo đó, độ dẻo dai của răng sẽ giảm dần. Theo thời gian, răng sẽ rơi vào trạng thái vôi hóa và rất dễ gãy, vỡ ngay cả dưới những tác động nhẹ.
Chính vì vậy, bọc răng sứ được chỉ định như một giải pháp tối ưu để bảo vệ răng sau khi lấy tủy. Cụ thể, vấn đề vì sao cần bọc răng sứ sau khi lấy tủy được các chuyên gia nha khoa lý giải như sau:
Bọc răng sứ sau khi lấy tủy nhằm hạn chế sự tổn thương cấu trúc răng: Với mão sứ bọc chụp lên thân răng, bọc răng sứ là cách tốt nhất để giúp răng tránh được những va chạm, tác động của ngoại lực cũng như lực ăn nhai gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Đồng thời, đây cũng là giải pháp bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, hạn chế tối đa các bệnh lý trên răng.
Đảm bảo chức năng ăn nhai của răng: Với việc tạo một lớp bảo vệ vững chắc cho răng, bọc răng sứ sau khi lấy tủy giúp răng có khả năng ăn nhai tốt hơn, giảm thiểu những tác động của lực ăn nhai đến cấu trúc răng và tăng cường khả năng chịu lực cho răng. Nhờ đó, bạn có thể thoải mái cắn vật cứng, ăn các thực phẩm dai, cứng mà không lo ngại răng bị hỏng.
Tăng cường thẩm mỹ cho răng: Thông thường, một thời gian sau khi lấy tủy, răng thường chuyển sang màu vàng ố và dần đen đi do quá trình vôi hóa. Việc bọc răng sứ với mão sứ có màu sắc trắng sáng y hệt răng thật sẽ giúp răng luôn giữ được trạng thái tự nhiên, sáng đẹp.
Hy vọng rằng, những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tìm hiểu thêm về phương pháp bọc răng sứ, hãy liên hệ hoặc trực tiếp đến tại RHM để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi tư vấn trực tiếp, tận tình.